Thứ Năm, 29 tháng 10, 2009

GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU EBSCO




EBSCO là một cơ sở dữ liệu được sử dụng rộng rãi trên thế giới, ở mỗi nơi nó phát huy những chức năng khác nhau:
Trên Thế giới

Thư viện Quốc gia VN

EBSCOhost là cơ sở dữ liệu tốt nhất được sử dụng, phí bảo hiểm trực tuyến nguồn lực thông tin cho hàng chục ngàn cơ sở giáo dục trên toàn thế giới, đại diện cho hàng triệu người dùng cuối cùng.
Trên 11,000 bài toàn văn đã được kiểm định bởi giới chuyên môn và 15,000 bài tóm tắt cùng bảng chỉ mục các nhan đề. Bao gồm 8 CSDL con: Academic Search Premier; Business Source Premier; ERIC; Masterfile Premier; Newspaper Source; Health Source : Nursing & Academic; Health Source : Consumer Edition; Medline.Chứa 7,000 nhan đề chỉ với một nguồn và giao diện duy nhất.
Ở Việt Nam
CSDL EBSCO là bộ CSDL toàn văn có giá trị và đáng tin cậy. Đây là bộ CSDL có nguồn tài nguyên phong phú, bao gồm các bài báo và các bài nghiên cứu khoa học được viết bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới và được đăng trên các tạp chí nổi tiếng. Đây là CSDL đóng một vai trò thiết yếu trong việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập của giảng viên và sinh viên.
Đối với sinh viên, EBSCO sẽ giúp người sử dụng có thể nhanh chóng tìm kiếm những tài liệu mà họ cần. từ EBSCO người sử dụng có thể:
• Tìm tạp chí một cách nhanh chóng bằng cách sử dụng tính năng tìm tạp chí
• Duyệt qua một danh sách tất cả các tạp chí có sẵn với tính năng Browse. Với công cụ này bạn cho phép người sử dụng có thể tìm tháy một chủ đề cụ thể
• Tìm một bài viết cụ thể bằng chức năng tìm chính xác. Tìm kiếm theo tên tiêu đề hoặc tên tác giả.
• Có thể lưu lại các tiện ích hỗ trợ tìm kiếm cho những lần tìm kiếm tương tự.
• Tìm các bài viết mà bao gồm một chủ đề cụ thể bằng cách tìm kiếm các từ khóa trong tiêu đề, tóm tắt, và ngay cả văn bản đầy đủ của hàng triệu bài viết.
• Đọc bài viết tóm tắt và liên kết trực tiếp tới văn bản đầy đủ của bài báo bạn tìm thấy.

Thư viện Trẻ

Ngoài ra, EBSCO còn có những ưu điểm như:

. Có thể cùng lúc tìm kiếm trong từng CSDL con và tìm kiếm trong nhiều tạp chí khác nhau.
• Giao diện trình bày rõ ràng với nhiều công cụ tìm kiếm hữu ích.
• Hỗ trợ tìm kiếm trong toàn văn.
• Số liệu về người dùng hiển thị trực tuyến
hiện nay EBSCO đang được sử dụng tra cứu ở: Thư viện Quốc gia Việt Nam, viện Khoa học xã hội, Thư viện Trẻ...

DỊCH VỤ THAM KHẢO ẢO TRONG THƯ VIỆN

Đại học tổng hợp

Ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển, con người cũng phát triển để theo kịp nền kinh tế thị trường, họ dồn phần lớn thời gian cho việc kinh doanh và họ có nhu cầu tìm kiếm thông tin nhanh chóng tiện lợi thay vì phải đến thư viện để tra cứu thông tin họ cần thư viện phục vụ tại nhà. Để đáp ứng nhu cầu này các thư viện đã nghiên cứu và đưa ra một dịch vụ gọi là dịch vụ tham khảo ảo.
Với dịch vụ này cho phép người sử dụng có thể ngồi tại nhà để tìm kiếm thông tin của một tài liệu hay một vấn đề nào đó một cách nhanh chóng và chính xác mà không cần phải vào tìm kiếm trong thư viện bằng việc truy cập qua các Website của thư viện đã cung cấp. tuy nhiên, nếu muốn tư vấn rõ rằng và thật sự đầy đử thì người sử dụng cũng có thể đến yêu cầu trực tiếp với cán bộ thư viện.
Chức năng của dịch vụ tham khảo ảo:
• Xây dựng và tổ chức nguồn lực tài liệu và trang thiết bị liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, cung cấp các dịch vụ tham khảo một cách trực tiếp, qua điện thoại, email (hoặc Fax).
• Tổ chức, thực hiện công tác tra cứu và tập huấn tra cứu thông tin. Cung cấp một cách tích cực và đúng lúc các thông tin tham khảo chính xác và hữu hiệu cho người dùng tin. Từng bước hoàn thiện bộ máy tra cứu thông tin tư liệu trong mỗi thư viện.
Bản chất của dịch vụ tham khảo ảo:
o Tìm dữ liệu/thông tin cho người sử dụng
o Cung ứng sự hướng dẫn và hỗ trợ cho người sử dụng
o Cung ứng sự huấn luyện

Trung tâm học liệu- đại học Cần Thơ

Hiện nay có một số thư viện làm rất tốt mô hình này như: thư viện Khoa học tổng hợp, Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên…

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009

ĐÔI NÉT VỀ CITIZENDIUM




Trước đây khi công nghệ thông tin chưa phát triển con người phải tự mình tra cứu ở những quyển bách khoa toàn thư dày và nặng, nhưng ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, chúng ta chỉ việc thao tác trên bàn phím của máy vi tính-> enter là máy có thể tìm xong thông tin con người cần tìm, công việc tìm kiếm này chỉ mất vài giây để hoàn thành.
Chúng ta đã từng xem qua Wikipedia chắc cũng đã biết được tiện ích của “quyển” bách khoa toàn thư này, nhưng bây giờ tôi sẽ giới thiệu thêm một Website cũng là một trang bách khoa toàn thư mở: citizendium.org



Citizendium là một Wiki(bách khoa toàn thư mở), mà thực sự là một ứng dụng xuất bản trang web đơn giản. Nó cho phép mọi người chỉnh sửa bất kỳ trang nào (trong wiki) và công bố những thay đổi đó lên web ngay lập tức. Cho dù tác giả, biên tập viên, hoặc người tham giai thảo luận, bất cứ ai tham gia Citizendium có thể chỉnh sửa bài viết.
Đồng thời trang Web này đã khắc phục những nhược điểm điểm của trang Wikipedia, từ những thông tin được thu thập từ ý kiến của mọi người đưa lên(trong đó đa số là của người sử dụng), Citizendium sẽ có một đội ngũ chuyên gia sẽ xử lý những thông tin đó sao cho thật chính xác rồi mới đưa ra cho mọi người tham khảo.
Những người điều hành trang nói, họ có những chuyên gia biên tập để đảm bảo mọi thông tin đều chính xác, và người tham gia soạn thảo phải dùng tên thật chứ không được dùng bút danh. Số lượng bài vở của trang này cũng ít hơn. Mới là năm đầu tiên nên trang này chỉ có 4.500 bài viết, so với 2,1 triệu bài (tính riêng tiếng Anh) của Wikipedia.
Những chủ đề chính của Citizendium: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nhân văn, nghệ thuật, khoa học ứng dụng…
Nhưng nhược điểm của Website này là ngôn ngữ thể hiện chủ yếu là tiếng Anh nên cũng rất khó khăn cho đối tượng sử dụng, điều này chứng tỏ Website này lập ra không phải dùng để phục vụ đông đảo người sử dụng mà nó hướng tới một số đối tượng nhất định.



Tuy nhiên với những ưu điểm trên, nó đã chiếm được được lòng tin của người sử dụng.

GIỚI THIỆU PHẦN MỀM ILIB




iLib là Thư viện Điện tử Tích hợp dành cho các Trung tâm Thư viện lớn tại Việt Nam do CMC nghiên cứu và phát triển. Đây là một hệ thống thư viện tích hợp được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của các thư viện trong nước, từ các Thư viện công cộng, Thư viện các trường Đại học, Thư viện chuyên ngành đến các Trung tâm Thông tin trong Toàn quốc, đặc biệt là khả năng tích hợp và xử lý tiếng Việt.
iLib 4.0 là phiên bản Thư viện Điện tử Tích hợp mới nhất hiện nay của CMCSoft, iLib 4.0 đáp ứng chuẩn nghiệp vụ đảm bảo cho việc tự động hóa công tác nghiệp vụ và liên thông, trao đổi nguồn lực thông tin.
iLib 4.0 tạo cho người sử dụng một cổng vào mọi dạng thông tin, dù là xuất bản phẩm, tài liệu điện tử hay âm thanh, hình ảnh… iLib 4.0 luôn được thường xuyên cập nhật nhằm nắm bắt được các công nghệ hiện đại và đáp ứng nhu cầu đổi mới của các Trung tâm Thông tin. iLib 4.0 tương thích với cả Internet, Extranet và Intranet.



ILIB được sử dụng ở thư viện trường Đại học Cần Thơ

Tính năng nổi bật :
• Quản trị cơ sở dữ liệu lớn( hàng triệu biểu ghi). Nền tảng CSDL ORACLE
• Bảo mật phân quyền: CSDL, người dùng, đường truyền
• Công cụ tìm kiếm và tra cứu mạnh. Hỗ trợ đa ngôn ngữ. giao thức tìm kiếm z39.50
• Sử dụng tất cả các tiêu chuẩn, quy tắc mô tả thư mục, các khung phân loại hiện có: ISBD, AACR2, MACR, BBk, UDC,…
• Giao diện tùy chọn Web, GUI
• Quản lý mọi dạng tài liệu số hóa
• Chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện
• Mọi quy tắc nghiệp vụ được quản lý tập trung khiến cho cài đặt và bảo trì đơn giản
• Tích hợp thiết bị: mã vạch, thiết bị từ. song radio( RFID), máy in…
• Nhập, xuất dữ liệu theo chuẩn quốc tế
• Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
• Khả năng lưu trữ ổn định, không hạn chế dung lượng
Lợi ích đối với người sử dụng:

• iLib.Me tự động hóa hoàn toàn các chức năng và quy trình nghiệp vụ trong của thư viện.
• iLib.Me là công cụ hiệu quả để xây dựng các cơ sở dữ liệu thư mục, dữ liệu số.
• Tích hợp Web và Internet, iLib.Me giúp các thư viện có thể đưa kho tài liệu của mình lên mạng, thư viện có thể được khai thác mọi lúc, mọi nơi.
• Tích hợp mã vạch thiết bị từ giúp các thao tác nghiệp vụ được thuận tiện và hiệu quả.
• Đầy đủ các báo cáo nghiệp vụ thư viện
• Hỗ trợ thư viện trao đổi dữ liệu, với các thư viện trong và ngoài hệ thống thư viện Việt Nam, thư viện Quốc tế. Khai thác các dữ liệu trực tuyến, tái sử dụng các kết quả xử lý tài liệu. Hỗ trợ các dịch vụ mượn liên thư viện.



ILIB được sử dụng ở thư việ đại học Quốc qia Việt Nam
Đối tượng sử dụng:

• Hệ thống các cơ quan thông tin thư viện của các trường đại học, cao đằng
• Hệ thống các trung tâm thông tin đa ngành. Chuyên ngành của các bộ, ban ngành
• Hệ thống thư viện công cộng; thư viện Quốc gia Việt Nam và các thư viện tỉnh thành
• Hệ thống thư viện thuộc các viện, trung tâm nghiên cứu, các trường phổ thông, các đơn vị tổ chức…
Có thể nói, cơ sở dữ liệu ILIB đã khắc phục được các khuyết điểm của các cơ sở dữ liệu ra đời trước nó.

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2009

Giới Thiệu Phần Mềm LIBOl


Libol là giải pháp phần mềm tự động hóa thư viện tổng thể và trọn vẹn được Công ty Tinh Vân, Thư viện Quốc Gia và Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia phối hợp nghiên cứu và phát triển. Phần mềm Libol đã nhận được tài trợ chính thức từ Ban chỉ đạo Chương trình Quốc Gia về Công nghệ thông tin trong chương trình tài trợ cho các phần mềm nội địa năm 1998.
Hiện nay, có rất nhiều thư viện sử dụng phần mềm này: thư viện trường Đại học Văn hóa tp HCM, thư viện trường đại học nông lâm…


Libol có thể được triển khai trên nhiều mô hình thư viện khác nhau. Các thư viện này có thể là thư viện đóng hoặc mở, là những thư viện truyền thống như những thư viện công cộng, thư viện của các trường đại học, các trung tâm thông tin, các thư viện chuyên ngành ... cho đến những thư viện điện tử quy mô lớn.
Libol gồm các phân hệ được tích hợp trong một cơ sở dữ liệu chung và có cơ chế vận hành thống nhất. Từ mọi điểm trong chương trình, người dùng luôn luôn có thể hoán chuyển vị trí làm việc giữa các phân hệ. Các phân hệ mới sẽ được tiếp tục cập nhật thêm vào chương trình và các phân hệ hiện có cũng sẽ luôn được cập nhật để đáp ứng được những nhu cầu thực tế của thư viện cũng như tận dụng được những công nghệ mới của ngành công nghệ thông tin.
Libol có khả năng quản lý được các loại ấn phẩm đa dạng với số lượng lớn, có thể tới hàng triệu bản ghi.
Libol được chuẩn hóa thông qua việc tuân thủ mọi tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện Việt Nam hiện đang được áp dụng tại Thư viện Quốc Gia và Trung tâm thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc Gia, cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn ISO 2709, chuẩn UNIMARC của tổ chức IFLA, USMARC, chuẩn tìm kiếm liên thư viện Z39.50.

Libol hỗ trợ đa ngữ, hỗ trợ tiếng Việt một cách đầy đủ (cho phép tìm kiếm và sắp xếp theo bảng chữ cái và các dấu tiếng Việt). Libol hỗ trợ Unicode.
Libol cho phép chuyển đổi dữ liệu với các cơ sở dữ liệu thư viện được quản lý bằng CDS/ISIS hiện đang đ ược phổ biến tại các thư viện trong nước.
II. Các phân hệ
Chương trình Libol hoạt động trên một cơ sở dữ liệu và cơ chế quản lý thống nhất. Tuy vậy, để đảm bảo rằng các quy tắc nghiệp vụ được phân tách rõ ràng, chương trình Libol hiện thời được chia thành 7 phân hệ.
Do thông tin được chia sẻ giữa các phân hệ, một phân hệ có thể khai thác tối đa lượng dữ liệu liên quan đến quy tắc nghiệp vụ mà nó đảm trách từ cơ sở dữ liệu chung trong khi người sử dụng phân hệ chỉ cần nhập một lượng thông tin ít hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, các phân hệ cũng được thiết kế với mức độc lập sao cho sự thay đổi cấu trúc cơ sở dữ liệu liên quan đến phân hệ này sẽ không làm ảnh hưởng đến sự vận hành của các phân hệ khác.

Phân hê Tra cứu

Phân hệ Biên mục

Phân hệ Bạn đọc

Phân hệ Mượn trả

Phân hệ Bổ sung

Phân hệ Ấn phẩm định kỳ
Phân hệ Mượn liên thư viện

Phân hệ Quản lý người sử dụng


Tuy nhiên, do có sở dữ liệu này ra đời sớm nên còn nhiều hạn chế trong chức năng tìm tìm tài liệu của người dùng tin.

BÁCH KHOA TOÀN- THƯ MỞ GIỚI THIỆU WEBSITE wkipedia.org


cha đẻ của wikipedia
Wikipedia là một trang Web cho phép người sử dụng có thể truy cập vào tất cả các lĩnh vực. khi xã hội phát triển kéo theo nhu cầu thông tin của con người cũng phát triển theo. Nắm bắt được nhu cầu này, Website Wikipedia.org được lập ra. Chữ “wiki” có gốc từ tiếng của thổ dân Hawaii (wiki wiki) có nghĩa là “nhanh”. Wiki với chữ “W” viết hoa ban đầu dùng để chỉ chương trình WikiWikiWeb do Ward Cunningham sáng tạo ra vào năm 1995. Ngày nay, khái niệm Wiki thường được dùng để chỉ các trang web sử dụng gói phần mềm wiki mã nguồn mở phổ biến nhất (MediaWiki) dùng cho các dự án của Tổ chức Quỹ Hỗ trợ Wikimedia (Wikipedia, Wikiquote, Wiktionary, Wikinews, Wikiversity,...) và các dự án độc lập khác.


Wikipedia là một bách khoa toàn thư nội dung mở bằng nhiều ngôn ngữ trên Internet. Wikipedia được viết và xây dựng do rất nhiều người dùng cùng cộng tác với nhau, cho nên ai muốn thay đổi những bài viết, chỉ cần có một trình duyệt Web và khả năng truy cập Internet.

. Có thể thống kê những tính năng, ưu điểm của Website này như sau:
1. Thành viên và khách vãng lai có thể dễ dàng tìm hiểu và trình bày bài viết bằng mã wiki. Nhóm mã Wiki cơ bản rất đơn giản nên mọi người có thể tiếp cận nhanh chóng thay vì phải mất nhiều thời gian để học ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (html).
2. Thành viên tham gia đóng góp vào các dự án bằng nhiều cách thức đa dạng, phù hợp với năng lực của từng người như sửa đổi, bổ sung, wiki hóa, viết mới, tải lên, chữa lỗi chính tả hay từ vựng, thảo luận với tác giả để nêu bật vấn đề.
3. Web Wiki hoạt động trên nguyên tắc mô hình mở cả về nội dung và mã nguồn đối với mọi thành viên. Điều này có nghĩa là mỗi chủ đề có thể do đóng góp của một hay nhiều thành viên (trí tuệ tập thể) trong khi các dạng web khác thì chỉ có người quản trị và đôi khi chính tác giả bài viết mới có quyền cập nhật bài viết.


Vì Wikipedia là phần mềm cho phép mọi người có thể truy cập và đống góp ý kiến của mình cho nên đôi khi sẽ không chính xác vì đôi lúc ý kiến đó con mang tính chủ quan.
Để khắc phục tình trạng này, người đưa ra ý kiến có thể đưa ý kiến của mình ra thảo luận trước khi đăng tải.

GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU PROQUEST

Hầu hết các thư viện hiện nay đều sử dụng phần mềm tra cứu online trong công tác xử lý tài liệu cũng như trong phục vụ người sử dụng đến thư viện. Một số cơ sở dữ liệu thường được sử dụng như: Proquest, Ebsco, Agola, Ilib, Libol...

Ở đây xin giới thiệu về chức năng tìm kiếm và các thao tác sử dụng cơ sở dữ liệu Prroquest: Đây là cơ sở dữ liệu đa lĩnh vực cho phép truy cập 11.250 tạp chí (8400 tạp chí toàn văn), 479 báo toàn văn và cả các tài liệu không phải là xuất bản phẩm định kỳ như luận văn, các báo cáo của Ox Research và EIU về 252 quốc gia và khu vực, hồ sơ doanh nghiệp, báo cáo công nghiệp ....trong mộtVthư viện.

Ví dụ: cơ sở dữ liệu Proquest được sử dụng ở thư viện bách khoa
- Cơ sở Dữ liệu Proquest bao gồm các chức năng tìm kiếm sau:
+ Basic Search: Tìm kiếm cơ bản
+ Advanced : Tìm kiếm nâng cao
+ Topics : Tìm kiếm theo chủ đề, đề tài
+ Publications : Tìm kiếm theo xuất bản phẩm
+ My Research: Nghiên cứu của tôi
+ Interface language: Ngôn ngữ chung
- các thao tác tìm kiếm được thể hiện:
Ví dụ muốn tìm đơn giản - basic seach thao tác như sau:
Bước 1: Gõ một từ hoặc cụm từ liên quan đến thông tin cần tìm kiếm trong mục Basic search ấn Search để tìm, hoặc ấn Clear để xóa. Ta có thể xử dụng thêm các toán tử Boolean như AND, OR, AND NOD để tìm kiếm được chính xác hơn.
Bước 2: Thực hiện các thao tác tìm kiếm với các nút lựa chọn mong muốn sau;
+ Database: lựa trọn tìm trong các cơ sở dữ liệu sẵn có như:
- Multiple Databases: nhiều cơ sở dữ liệu
- Interdisciplinary-proquest central: nhiều ngành học thuật-proquest trung tâm
- New _ Proquest Newspaper: thông tin mới, báo
+ Date range: lựa chọn sắp xếp ngày tháng ( All day, lats 7 days.....)
+ Limit results to: kết quả hiện thị mong muốn:
- Full text documents only: Tài liệu đầy đủ
- Scholarly journals, including peer: Báo(nhật ký) khoa học, các bài phê bình...
Trường hợp muốn tìm kiếm chi tiết và chính xác hơn ta chọn chức năng: More search options- chức năng này có các hộp thoại để ta nhập thông tin cụ thể cần tìm như:

- Publiccation title: Nhập tiêu đề cần tìm
- Author: Tên tác giả
- Document type: Loại tài liệu
- Sort results by: Sắp xếp kết quả tìm